Vinic Logo   Vinic Banner
  Triển lãm Vietbuild 03-07/09/2008... (27/08/2015-17:04:42) Hội thảo: Tyco Waterworks trong các ngành... (27/08/2015-17:02:49) GIỚI THIỆU VINIC... (17/01/2018-11:00:35) Chữ Nhẫn... (14/09/2009-16:17:53) Hội thảo: Ứng dụng hệ thống điều hoà trung tâm của tâp đoàn FERROLI S.P.A (Italy)... (01/11/2011-14:14:33)
Trang chủ
GIỚI THIỆU VINIC...
Chia sẻ tri thức và công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế...
GIẢI PHÁP TỔNG THỂ LÀ LỰA CHỌN THÍCH HỢP...
RFA 35-110
COMPAT PLUS DD 10-40
RGA VBM 50-160
RPC 19-50
RXA R410A
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 1118037
Tin tức » Tin tức văn hóa & giải trí » Sự tích bánh trưng ngày tết

 Bánh chưng có liên quan đến truyền thuyết Lang Liêu, xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6:

Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức. Ông sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha.

Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Tiết Liêu.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về:

* Truyền thống của dân tộc.

* Giải thích ý nghĩa của Bánh Chưng, Bánh Giầy.

* Tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Sưu tầm từ Wikipedia .


Tin khác
Thầy bói chứng khoán.
Người yêu tôi là giám đốc nhãn hàng.
Vẫn phải quảng cáo.
Hiệu ứng quảng cáo.
Ăn mày cũng phải học kinh tế.
Khi người ta chán...tiền.
Sự logic..
Khó đặt tên.
Chữ Nhẫn.
Triết lý vui về phụ nữ.
Thư chúc Tết Canh Dần 2010 !.
Thông báo lịch nghỉ tết 2010..
Thầy bói công ty.
Người vợ lý tưởng.
Đối đáp bằng tục ngữ Con Trâu.
Nhà phân phối độc quyền máy Điều hoà không khí của Hãng FERROLI S.P.A tại Việt Nam
Copyright © 2009 Vinic
Đơn vị thiết kế: NETVIETGROUP

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP & XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINIC)

ĐC: Số 193 Phố Hồng Mai - Quận Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội - Việt Nam.
VPGD: Số 18 Lô 8 - Đền Lừ 1 - Quận Hoàng Mai - TP. Hà Nội - Việt Nam.
Tel: 84-4- 36368987                Fax: 84-4- 36369009
Tel: 84-4- 62972952                Hot line: 01223311328
Email: admin1@vinicgroup.com.vn     Web: vinicgroup.com.vn / saer.vn